Điền kinh Việt Nam có đang đi thụt lùi so với các nước khu vực ĐNA?

Điền kinh Việt Nam lại trắng tay cửa chính đến Olympics

Kỳ vọng vào tấm vé dự Olympic 2020 của điền kinh Việt Nam đang chết dần trong sự lo lắng của những người làm công tác quản lý. Tiền bạc và công sức đổ vào bao nhiêu mà những gương mặt được kỳ vọng nhất vẫn phải vật lộn với tấm chuẩn B Olympic. Nhưng chắc chắn các nhà quản lý điền kinh Việt Nam sẽ không vui nếu nhận được một suất đặc cách. Giành được tấm vé chính thức tham dự Thế vận hội sẽ vui hơn rất nhiều. Vì vậy sẽ không lãng phí số tiền đầu tư trong hơn một năm. Nhưng rồi kết quả đáng buồn là chúng ta đã “trắng tay”. Không có tấm vé nào đến với Olympic 2020 cho đoàn Điền kinh Việt Nam.

Câu hỏi đang đặt ra rằng liệu điền kinh của chúng ta có đang đi thụt lùi? 2 kỳ Olympic liên tiếp chúng ta không dành được tấm vé nào. Trong khi ngược lại các nước trong khu vực vẫn có những tấm vé chắc chắn dự Olympic. Liệu có đổ lại mãi vào sự thay đổi của BTC Olympic hay không? Câu trả lời nắm chính ở định hướng của đoàn thể thao Việt Nam!

Điền kinh Việt Nam lại trắng tay cửa chính đến Olympics

Điền kinh Việt Nam

Liên tiếp đứng đầu 2 kỳ SEA Games gần đây nhất, khẳng định vị trí số 1 Đông Nam Á. Nhưng điền kinh Việt Nam lại trắng tay cửa chính đến Olympics; trong khi các quốc gia khác vẫn đàng hoàng có suất. “Mọi so sánh sẽ là khập khiễng nhưng không thể mãi viện lý do này lý do kia để nói về thực trạng của điền kinh Việt Nam thời gian qua. Không có suất chính dự Olympic Tokyo, sau khi đã có 2 kỳ Thế vận hội liên tiếp giành chuẩn B; rõ ràng chúng ta đang thụt lùi…”. Đó là nhận định của một chuyên gia đã theo sát điền kinh Việt Nam nhiều năm qua.

Lý giải tại sao Điền kinh Việt Nam lại bước lùi và tầm nhìn chưa xa

Tại 2 kỳ Thế vận hội gần đây nhất (London 2012 và Rio 2016), điền kinh Việt Nam đều giành được suất tham dự chính thức. Dù chỉ là chuẩn B nhưng đó là tấm vé bước vào cửa chính một cách đàng hoàng. Nguyễn Thị Thanh Phúc giành vé dự nội dung đi bộ 20km nữ. Dương Thị Việt Anh có suất ở nội dung nhảy cao nữ tại Olympic London 2012 (Anh quốc). Còn 5 năm trước ở Brazil, Nguyễn Thị Huyền giành hẳn 2 suất chính bằng chuẩn B ở cự ly 400m và 400m rào nữ. Trong khi Nguyễn Thành Ngưng cũng có mặt ở nội dung đi bộ 20km nam một cách chính thức ở Olympic Rio 2016.

Nhưng tới kỳ Olympic Tokyo 2020 tại Nhật Bản lần này (giải bị lùi xuống tháng 7/2021) do đại dịch COVID-19, điền kinh Việt Nam không có suất chính thức nào và hiện trông chờ Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) cấp cho một suất đặc cách duy nhất.

“Thời cơ đến là phải tranh thủ, không thể đợi được”

Những thay đổi về chuẩn tham dự (chỉ còn chuẩn A, bỏ qua chuẩn B) và giảm suất đặc cách xuống từ 2 chỉ còn duy nhất một, cũng là một trong những lý do khiến điền kinh Việt Nam chưa thể có suất chính. Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 cũng làm lịch trình các giải đấu lấy chuẩn bị hoãn-hủy. Điền kinh Việt Nam có một cơ hội lấy chuẩn ở nội dung chạy tiếp sức 4x400m hỗn hợp nam nữ. Nhưng rồi cơ hội trôi qua tay khi đội tuyển Việt Nam không thể tìm được đường đến Ba Lan; dự Giải các nội dung tiếp sức thế giới đầu tháng 5 vừa qua.

Ông Dương Đức Thủy, trưởng bộ môn điền kinh Tổng cục TDTT, thẳng thắn nhận xét: “Không có suất chính thức đến Olympics, phải dùng suất đặc cách thì đó được coi là “bước lùi”. Mặc dù lấy lý do này lý do kia, nhưng tại sao trong quá trình được coi là giai đoạn lấy chuẩn dự Olympics, chúng ta lại không nỗ lực? Ban huấn luyện và các VĐV phải nỗ lực và hiểu rằng ngày mai có thể không có giải đấu nào nữa, không có nội dung nào có cơ hội lấy chuẩn nữa. Thời cơ đến là phải tranh thủ, không thể đợi được”.

Sự thật đáng buồn số 1 Đông Nam Á, nhưng 0 suất chính dự Olympics

Sự thật đáng buồn số 1 Đông Nam Á, nhưng 0 suất chính dự Olympics

Hai kỳ SEA Games gần đây nhất tại Malaysia 2017 và Philippines 2019, điền kinh Việt Nam đều vượt qua Thái Lan ở vị trí nhất toàn đoàn (so về số huy chương vàng). Đó được coi là sự tiến bộ đáng được ghi nhận của điền kinh Việt Nam sau nhiều năm bị Thái Lan chiếm thế thượng phong. Nhưng nhìn vào thực tế và tầm quy mô xa hơn là Thế vận hội thì Việt Nam lại đi sau một số quốc gia Đông Nam Á một bậc.

Trong khi Việt Nam không giành nổi một suất cửa chính đến Nhật Bản hè này, phải chờ đợi một suất đặc cách từ IOC, thì các quốc gia khác, những đối thủ ở sân chơi Đông Nam Á lại có VĐV điền kinh đến Olympic bằng cửa chính, lại là chuẩn A.

Nhìn đối thủ Thái Lan

Thái Lan, đối thủ số 1 của điền kinh Việt Nam tại SEA Games; đã có một suất chính chuẩn A dự Olympic Tokyo 2020 của Kieran Tuntivate ở nội dung chạy 10.000m nam. Tuntivate đạt thông số 27:17.14 (27 phút 17 giây 14) vượt qua chuẩn Olympic 27:28.00 một cách xuất sắc. Đây cũng chính là người đã đánh bại “lão tướng” Nguyễn Văn Lai của Việt Nam; tại hai cự ly chạy 5000m và 10.000m ở SEA Games 30. Tuntivate cũng từng giành huy chương đồng ASIAD 2018 và giữ kỷ lục SEA Games 10.000m với thông số 27:17.14.

Indonesia

Còn với Indonesia, cửa chính đến Olympic Tokyo 2020 thuộc về nội dung chạy 100m nam. Cự ly được cho là vô cùng khó đối với các VĐV ngay cả châu Á, lẫn Đông Nam Á ở tầm thế giới. Thế nhưng, Lalu Muhammad Zohri đang khiến Indonesia nở mày nở mặt. Anh đủ chuẩn A đến Thế vận hội sắp tới với lợi thế không phải thi đấu vòng loại mà vào thẳng tứ kết Olympic Tokyo 2020.

Chàng trai này hiện đang nắm giữ kỷ lục 100m nam Đông Nam Á với thông số 10.03. Vượt qua chuẩn Olympics là 10.05. Zohri từng gây sốc khi thắng nhiều đối thủ cực mạnh để đăng quang Giải Vô địch U20 Thế giới 2018 ở nội dung 100m cách đây 3 năm.

Philippines

Còn với Philippines, quốc gia này có một “báu vật” ở tầm thế giới là Ernest John Obiena ở môn nhảy sào nam. Obiena được “xếp chung mâm” với những VĐV nhảy sào hàng đầu thế giới hiện nay. Ví dụ như: Armand Duplantis (Thụy Điển) hay Sam Kendricks (Mỹ). Anh chàng này đạt thành tích 5.86m, vượt qua chuẩn Olympic 5.80m. Anh hiện giữ kỷ lục nhảy sao nam Đông Nam Á với thông số 5.86m. Không chỉ vô đối ở SEA Games, Obiena cũng từng giành huy chương vàng giải vô địch châu Á; Đại hội thể thao sinh viên Thế giới 2019… một cách ấn tượng.

Đông Nam Á hiện có 2 VĐV đang ở dạng “dự bị”

Đông Nam Á hiện có 2 VĐV đang ở dạng “dự bị”

Tại Olympic Tokyo 2020 lần này, ngoài một chuẩn A duy nhất; các quốc gia nếu chỉ có một suất chính thì sẽ được trao thêm một suất đặc cách nữa. Đó là suất dành cho VĐV khác giới tính. Bên cạnh đó, nếu chưa đủ VĐV ở các nội dung thi đấu; IOC có thể xét tuyển thêm VĐV ở dạng “dự bị”. Căn cứ vào thành tích tốt nhất của họ (gần đạt chuẩn) ở những giải đấu thuộc giai đoạn xét chuẩn Olympic. Thời hạn cuối cùng để áp dụng chuẩn chính thức dự Olympic Tokyo 2020 là 29/6/2021.

Đông Nam Á hiện có 2 VĐV đang ở dạng “dự bị”; có khả năng giành quyền dự Olympics lần này. Đó là Hup Wei Lee (Malaysia, nhảy cao nam). Hiện xếp hạng 24/32 suất dự Olympic mặc dù chưa đạt chuẩn 2.33m. Lee từng 4 lần vô địch SEA Games vào các năm 2007, 2009, 2011, 2019. Anh hiện nắm giữ thông số nhảy cao nam tốt thứ hai Đông Nam Á là 2.29m.

VĐV thứ hai ở dạng chờ là Subenrat Insaeng (Thái Lan) ở nội dung ném đĩa nữ. Cô hiện xếp hạng 28/32 suất dự Olympic và cũng chưa đạt chuẩn Thế vận hội 63.50m. Insaeng hiện nắm giữ kỷ lục ném đĩa nữ Đông Nam Á; với thành tích 61.97m và 5 kỳ SEA Games liên tiếp (2011-2019) vô đối ở nội dung này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

− 5 = 5